Chính sách Nông nghiệp chung EU: “Hại mình, hại người”?

Ủy ban châu Âu (EC) muốn thay đổi Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) vốn “nuốt chửng” một nửa ngân sách của Liên minh châu Âu (EU), nhưng vấp phải sự phản đối của hai thành viên trụ cột là Đức và Pháp.

Thật hiếm có vấn đề nào gây chia rẽ Đông-Tây Âu như Chính sách Nông nghiệp chung (CAP), khi mà số tiền dành cho trợ cấp nông nghiệp khổng lồ 56 tỷ euro (gần bằng nửa ngân sách EU) lại “nước chảy chỗ trũng” và chui vào túi các “đại chủ trang trại” giàu có ở Tây Âu.

Kém hiệu quả và bất công


Các cuộc thương lượng về cải cách chính sách nông nghiệp châu Âu dự kiến sẽ được bắt đầu trong quí 1/2011và chắc chắn đây sẽ là những cuộc tranh cãi nảy lửa. Có một điều rõ ràng là Liên minh châu Âu không thể tiếp tục rót một nửa ngân sách vào trợ cấp nông nghiệp như trước vì theo  Hiệp ước Lisbon, Nghị viện châu Âu lần đầu tiên có tiếng nói bình đẳng với ngành hành pháp về vấn đề này.

Nhiều chính khách ở cả Paris lẫn Berlin đều muốn mọi thứ được giữ nguyên như cũ, nếu không các khoản trợ cấp nhà nước hào phóng cho ngành nông nghiệp sẽ biến mất. Từ lâu, EC đã nhận thấy rằng Chính sách Nông nghiệp chung hiện nay không chỉ vô cùng tốn kém, không có hiệu quả và bất công mà còn tác hại đến môi trường.

Hiện thời, nông dân ở các nước thành viên EU “cũ” nhận được trợ cấp nông nghiệp tính trên một hécta canh tác nhiều gấp 3 lần nông dân của các nước thành viên “mới”. Số tiền trợ cấp cho nông dân Pháp hiện nhiều gấp 2 lần số tiền trợ cấp cho nông dân Hungary và gấp 4 lần cho nông dân Slovakia. Chưa thấm vào đâu, số tiền trợ cấp cho nông dân Hy Lạp còn cao gấp 10 lần số tiền trợ cấp cho nông dân Rumania. Có một nghịch lý bất công là các “đại trang chủ” giàu có lại được trợ cấp nhiều gấp bội các “tiểu nông” nghèo khó, khi tính theo trợ cấp nông nghiệp bình quân trên một hécta.

Chính vì vậy, Cao ủy Nông nghiệp EU Dacian Ciolos (người Rumania) đã đề xuất một gói cải cách đầy tham vọng, bao gồm:
Tái phân bổ các khoản trợ cấp nông nghiệp, theo hướng chuyển trọng tâm từ các nước thành viên cũ giàu có (Tây Âu) sang các nước thành viên mới nghèo khó hơn (Đông Âu).
Từ bỏ việc trợ cấp nông nghiệp tràn lan và chuyển sang tập trung trợ cấp cho những người nông dân lao động trực tiếp và các chủ trang trại nhỏ.
Gắn liền các khoản trợ cấp nông nghiệp với những yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đức và Pháp: Không từ bỏ “đặc quyền, đặc lợi”

Những người chống đối đề xuất của Cao ủy Ciolo đã ngay lập tức phản đối trước khi ông này công bố đề xuất cả gói trên.  Đức và Pháp đã ra tuyên bố chung kêu gọi bảo vệ “tính cạnh tranh của ngành nông nghiệp châu Âu” và cực lực phản đối việc gắn những đòi hỏi về môi trường với các khoản trợ cấp nông nghiệp. Cả hai nước này cũng phản đối việc “tái phân bổ các khoản trợ cấp nông nghiệp” trong nội bộ các nước thành viên EU.

Berlin và Paris không muốn từ bỏ “đặc quyền, đặc lợi” mà Brussels dành cho ngành nông nghiệp của hai nước này. Và xem ra, Ủy ban châu Âu khó có thể một mình chống lại hai nước đóng góp nhiều nhất vào ngân sách EU này.

Về phần mình, Cao ủy Ciolos cũng tỏ ra không khoan nhượng, khi tuyên bố: “Tôi đưa ra gói đề xuất này không nhằm phục vụ một nước thành viên mà có lợi cho cả 27 nước thành viên EU”. Đáng lưu ý là chính khách người Rumania 41 tuổi này từng làm bằng tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Montpellier và cưới một cô vợ quốc tịch Pháp.

Cho tới nay, nông dân vẫn được EU thưởng công ngay cả khi chỉ thỏa mãn tối thiểu những đòi hỏi về bảo vệ môi trường. Một nhà bảo vệ môi trường ở Đức cho rằng đây quả là một nghịch lý “chẳng khác gì thưởng cho lái xe dừng xe trước tín hiệu đèn đỏ”.

Thế nhưng, Chính phủ Đức vẫn quả quyết rằng các biện pháp trợ cấp nông nghiệp mà chính phủ này ủng hộ đã bảo vệ môi trường một cách thỏa đáng. Thậm chí, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Ilse Aigner còn tuyên bố: “Vai trò tiên phong của nước Đức cần được tưởng thưởng một cách xứng đáng”. Thậm chí, vị nữ Bộ trưởng Nông nghiệp còn lớn tiếng đe dọa: “Xét cho cùng thì chính chúng tôi (Đức và Pháp) mới là người quyết định chấp nhận hay không chấp nhận biện pháp cải cách nào”.

Gây hại cho hệ sinh thái toàn cầu

Tuyên bố này đã vấp phải làn sóng phản đối của những người bảo vệ môi trường. Họ cho rằng ở nhiều nước thành viên EU, ngành nông nghiệp đã được công nghiệp hóa cao độ, các cánh đồng đã được bón phân hóa học quá mức và các mạch nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu. Ông Lutz Ribbe, phụ trách Ban Chính sách Môi trường của Quĩ Di sản Thiên nhiên châu Âu (European Nature Heritage Fund” đã phải thốt lên rằng Chính sách Nông nghiệp chung hiện hành đang “bóc lột thái quá môi trường tự nhiên”.

Không những thế, các biện pháp  trợ cấp nông nghiệp hiện hành ở Liên minh châu Âu cũng đang góp phần hủy hoại hệ sinh thái ở nhiều nơi khác trên thế giới. Một trong những ví dụ điển hình là việc nông dân châu Âu dùng các khoản tiền trợ cấp ồ ạt nhập khẩu đậu tương để chăn nuôi gia súc đã góp phần dẫn đến nạn phá rừng “vô tội vạ” ở Nam Mỹ. Đó là chưa kể Chính sách Nông nghiệp chung của Liên minh châu Âu là một trong những trở ngại chính khiến cho Vòng đàm phán Doha bị bế tắc từ nhiều năm nay.

(tamnhin)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
  • Kinh tế Trung Quốc tháng 12: Chống lạm phát và tái cơ cấu
  • Kinh tế 24h qua: “Nạn nhân” đầu tiên?
  • Trung - Mỹ lại “nóng” chuyện tỷ giá
  • Kinh tế thế giới 2010: “Gió Đông thổi bạt gió Tây”?
  • Kinh tế 24h qua: Chạy đua vay nợ
  • Ấn Độ ngày càng thu hút đầu tư Nhật Bản
  • Hàn Quốc mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4%
  • Ba trọng bệnh của kinh tế châu Âu
  • Kinh tế 24h qua: Nguy cơ với FDI
  • Hàn Quốc: lên kế hoạch bảo vệ thị trường tài chính
  • Khủng hoảng nợ buộc Liên minh châu Âu phải cải tổ
  • Robert Mundel: Kinh tế Mỹ tăng trưởng không quá 2% trong năm 2011
  • Kinh tế thế giới: E7 vượt G7 vào năm 2020?
  • Tìm lại giấc mơ mang tên: nước Mỹ
  • Năm 2010: Hoạt động M&A sôi động trên toàn cầu
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn